QŨY TÍN DỤNG NHÂN DÂN THỊ TRẤN NÔNG TRƯỜNG MỘC CHÂU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
QŨY TÍN DỤNG NHÂN DÂN THỊ TRẤN NÔNG TRƯỜNG MỘC CHÂU

ĐỊA CHỈ TIN CẬY CỦA MỌI NHÀ
 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng ký
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 Lãi suất khó giảm khi còn… “hai kẻ phá bĩnh”

Go down 
Tác giảThông điệp
theanhduong
Admin



Tổng số bài gửi : 174
Join date : 24/07/2009
Age : 45
Đến từ : Việt nam

Lãi suất khó giảm khi còn… “hai kẻ phá bĩnh” Empty
Bài gửiTiêu đề: Lãi suất khó giảm khi còn… “hai kẻ phá bĩnh”   Lãi suất khó giảm khi còn… “hai kẻ phá bĩnh” Empty5/8/2010, 19:45

Lãi suất khó giảm khi còn… “hai kẻ phá bĩnh”

Sở dĩ mục tiêu giảm lãi suất chưa đạt được là docác giải pháp đưa ra mới chỉ giải quyết phần ngọn, trong khi gốc rễ của vấn đề nằm ở chỗ "hai kẻ phá bĩnh" mặt bằng lãi suất vẫn chưa được xử lý dứt điểm.

Lãi suất khó giảm khi còn… “hai kẻ phá bĩnh” B50Laisuat3810
Sau nhiều nỗ lực nhằm thiết lập mặt bằng lãi suất "vào 10 ra 12", đến thời
điểm này vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy sớm đạt mục tiêu (ảnh: minh họa).

Đó là ý kiến của ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam khi lý giải về căn nguyên tại sao đến thời điểm này
lãi suất vẫn chưa giảm như mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước đề ra.

Ai là "kẻ phá bĩnh" đầu tiên khiến lãi suất khó giảm, thưa ông?

Lãi suất là giá của đồng vốn được hình thành và tác động khách quan bởi cung - cầu vốn trên thị trường. Ngoài ra, biến động lãi suất có thể bị tác động do các chính sách chủ quan của cơ quan quản lý. Các chính sách này có thể là những biện pháp hành chính ngắn hạn tác động trực tiếp, tức thời vào lãi suất, hoặc các chính sách có tính chất định hướng dài hạn để tác động vào tương quan cung - cầu vốn trong tương lai và qua đó tác động vào lãi suất.

Mặt bằng lãi suất cao phản ánh tình trạng cung nhỏ hơn cầu vốn và là hệ quả của một quá trình tích tụ kéo dài, chứ không đơn thuần là do
các nguyên nhân tức thời tác động. Điều này thường tồn tại ở các nước đang phát triển.

Đối với Việt Nam, sở dĩ lãi suất cao suốt thời gian qua là do ảnh hưởng của tình trạng lạm phát, bất ổn kinh tế vĩ mô, sự kém hiệu quả của
nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng, do cả các nguyên nhân khách quan và chủ quan từ trước đó.

Khi các yêu cầu, chuẩn mực về an toàn hoạt động và quản lý rủi ro được áp dụng với các ngân hàng còn thấp, thì có thể dẫn đến hiện tượng
các ngân hàng có môi trường để cạnh tranh chủ yếu bằng lãi suất chứ không phải bằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Đây là lý do làm xuất hiện "kẻ phá bĩnh" thứ nhất: các ngân hàng yếu, thường là những ngân hàng mới, quy mô nhỏ, khiến mặt bằng lãi suất
tăng cao.

Ông có thể phân tích rõ hơn vì sao ngân hàng yếu, mới, quy mô nhỏ lại là "thủ phạm" đẩy lãi suất tăng cao?

Như tôi đã đề cập, các ngân hàng Việt Nam cạnh tranh nhau chủ yếu bằng lãi suất, nên luôn tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện cuộc đua tăng lãi suất huy động.

Trong khi các ngân hàng lớn khá trường vốn, thì không hiếm ngân hàng yếu, mới ra đời, quy mô vừa và nhỏ thường đối mặt với khó khăn
trong đảm bảo thanh khoản. Bởi vậy, để "sống" được, họ thường luôn đưa ra mức lãi suất huy động cao nhằm huy động được vốn bằng mọi giá.

Đây có thể là một lý do quan trọng khiến mặt bằng lãi suất huy độngluôn trong trạng thái có thể bị phá vỡ và đẩy lên mức cao bất cứ lúc nào.

Vậy thủ phạm "phá bĩnh" thứ hai là…?

Đó là các doanh nghiệp yếu kém, tiêu tốn nhiều nguồn lực, nhưng hiệu quả mang lại thấp; thậm chí làm ăn thua lỗ kéo dài, nhưng vẫn phải tìm đủ cách huy động vốn để tồn tại, qua đó tác động khiến lãi suất cho vay của các ngân hàng luôn tiềm ẩn nguy cơ bị đẩy lên cao.

Căn nguyên của tình trạng này là do số doanh nghiệp làm ăn yếu kém phải phá sản theo Luật Phá sản đến nay rất ít. Điều này gây nên những
tác động tiêu cực đến "sức khoẻ" của nền kinh tế.

Một nền kinh tế chỉ thực sự khoẻ, lành mạnh khi nó có khả năng đào thải hiệu quả các doanh nghiệp hoạt động yếu kém, buộc và tạo điều kiện
để các doanh nghiệp này phá sản. Bởi chỉ như vậy thì nguồn lực từ các doanh nghiệp hoạt động yếu kém mới được nhanh chóng chuyển hóa sang cho các doanh nghiệp có khả năng làm ăn hiệu quả hơn.

Chính vì "bộ lọc" doanh nghiệp yếu kém của nền kinh tế có vấn đề, nên dẫn đến tình trạng để "sống" được, các doanh nghiệp này tìm đủ mọi
cách nhằm có vốn sản xuất - kinh doanh. Hệ quả là họ chấp nhận trả lãi suất với mức cao miễn sao có được vốn, nên đã tạo ra phản ứng dây chuyền khiến mặt bằng lãi suất cho vay tăng.

Theo ông, đâu là biện pháp hữu hiệu để xử lý "hai kẻ phá bĩnh" kể trên, nhằm tạo lập một mặt bằng lãi suất hợp lý không chỉ trong trước mắt?

Cần sớm thiết lập "bộ lọc" thực sự nhạy bén, hiệu quả để lọc được các doanh nghiệp làm ăn yếu kém ra khỏi nền kinh tế.

Muốn vậy, cần coi việc doanh nghiệp phá sản là bình thường, là động thái tích cực cho nền kinh tế, bởi một lớp doanh nghiệp làm ăn kém bị
đào thải sẽ được thay thế bằng một lớp doanh nghiệp khác.

Với quy luật đào thải khách quan như vậy, sẽ dần hình thành được đội ngũ doanh nghiệp biết cách tiêu tốn nguồn lực ít nhất nhưng tạo ra
giá trị cao nhất. Khi "sức khoẻ" của các doanh nghiệp tốt hơn và cạnh tranh lành mạnh, thực chất hơn thì mới hoá giải được tình trạng kích lãi
suất tăng cao ở khâu cho vay.

Đặc biệt, cần có chiến lược phát triển đồng bộ thị trường tài chính, để giảm sức ép cung vốn cho nền kinh tế lên vai hệ thống ngân
hàng. Đi liền với đó là tạo ra khuôn khổ pháp lý chặt chẽ, minh bạch, từng bước nâng cao chuẩn mực an toàn hoạt động đối với hệ thống ngân
hàng, để giúp họ cạnh tranh với nhau bằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chứ không phải chủ yếu bằng lãi suất như hiện nay.
Về Đầu Trang Go down
https://nongtruongcf.forumvi.com
 
Lãi suất khó giảm khi còn… “hai kẻ phá bĩnh”
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tiếp tục giảm lãi suất cho vay VND
» Lãi suất huy động và cho vay VND giảm từ 1 - 2%/năm
» Ngân hàng vừa và nhỏ giảm lãi suất huy động VND
» Khó giảm lãi suất vì chênh lệch huy động và cho vay không cao
» Thông báo về việc điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu và tỷ giá

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
QŨY TÍN DỤNG NHÂN DÂN THỊ TRẤN NÔNG TRƯỜNG MỘC CHÂU :: TRANG CHỦ :: Tin tức & sự kiện-
Chuyển đến