QŨY TÍN DỤNG NHÂN DÂN THỊ TRẤN NÔNG TRƯỜNG MỘC CHÂU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
QŨY TÍN DỤNG NHÂN DÂN THỊ TRẤN NÔNG TRƯỜNG MỘC CHÂU

ĐỊA CHỈ TIN CẬY CỦA MỌI NHÀ
 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng ký
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 Nỗi khổ của người dân khi đi vay vốn tại Mộc Châu

Go down 
Tác giảThông điệp
theanhduong
Admin



Tổng số bài gửi : 174
Join date : 24/07/2009
Age : 45
Đến từ : Việt nam

Nỗi khổ của người dân khi đi vay vốn tại Mộc Châu Empty
Bài gửiTiêu đề: Nỗi khổ của người dân khi đi vay vốn tại Mộc Châu   Nỗi khổ của người dân khi đi vay vốn tại Mộc Châu Empty24/9/2009, 09:26

Nỗi khổ của dân khi đi vay vốn tại Mộc châu - Sơn la


Qua nhiều “cửa” hành chính, người nông dân Mộc Châu - Sơn La vất vả với vốn vay.
Hiện nay, nhiều hộ dân ở thị trấn nông trường Mộc châu, huyện Mộc châu, tỉnh Sơn La gặp khó khăn về thủ tục vay vốn sản xuất, kinh doanh. Do thực hiện quy định về công chứng, về giao dịch đảm bảo của Ngân hàng Nhà nước và Uỷ ban nhân dân Tỉnh Sơn la, người dân phải thực hiện thêm thủ tục trong việc xin xác nhận về quyền sở hữu hợp pháp đất đai của mình ở phòng tài nguyên môi trường và phòng công chứng huyện.
Trước đây, người dân muốn vay vốn chỉ cần có sự xác nhận của chính quyền Xã và có sự thẩm định của cán bộ các tổ chức tín dụng là có thể làm thủ tục vay vốn ngay trong ngày. Vậy mà bây giờ lại bắt buộc nhân dân phải đi đăng ký giao dịch đảm bảo và đi chứng thực tại phòng công chứng của huyện, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, mất rất nhiều thời gian. Anh Vũ Đình Quế, ở Tiểu khu 9 - xã Tân lập cho biết: “ 2 năm về trước tôi chỉ làm thủ tục trong 1 ngày là có thể vay được tiền để đầu tư làm ăn nhưng nay nếu muốn vay vốn được của Quỹ tín dụng và Ngân hàng thì phải mất ít nhất 4 đến 5 ngày đi lại đến cả trăm cây số, chưa kể phí công chứng ở các cấp”. Gia đình anh Quế vừa qua đã làm thủ tục vay 300 triệu đồng để đầu tư làm ăn, sau khi vay được 300 triệu đồng từ Quỹ tín dụng Nông trường Mộc châu, anh phải mất 50.000đ tiền xin dấu công chứng xã, 300.000đ tiền phí công chứng huyện và 30.000đ phí đăng ký giao dịch bảo đảm ở phòng đằng ký quyền sử dụng đất của huyện.
Việc thực hiện bắt buộc nhân dân vất vả như vậy thì chỉ có lợi cho ai? Các tổ chức tín dụng quản lý vốn an toàn hơn ư? Phòng đăng ký quyền sử dụng đất và phòng công chứng tăng nguồn thu sao? Còn đối với những hộ nông dân vùng sâu, vùng xa thì đó đang là một “rào cản” để họ được tiếp cận vốn vay. Chị Lò Thị Thiên, ở tiểu khu Chờ Lồng - Thị trấn Nông trường Mộc Châu vay 100 triệu đồng và thế chấp bìa đỏ đất đai của gia đình. Nếu những năm trước chỉ thời gian 1 ngày là chị làm xong thủ tục vay được vốn thì nay đi lại đến 3 ngày chị vẫn chưa làm xong thủ tục do phải xin đủ dấu và chữ ký xác nhận vế quyền sở hữu hợp pháp đất đai của mình ở phòng tài nguyên và môi trường, phòng công chứng huyện.
Ông Nguyễn Đức Huy - Giám đốc Quỹ Tín dụng nông trường Mộc châu cho biết: “Đối với những hộ dân vay vốn thế chấp tài sản là đất và các tài sản gắn liền trên đất có giấy CNQSD đất, có sự xác nhận của chính quyền cấp xã là khoản vay được an toàn rồi, Ngân hàng nhà nước Việt nam quy định những khoản vay này có hệ số rủi ro là 100% (không có bảo đảm) như hiện nay là không đúng thực tế, trong 13 năm hoạt động chúng tôi không gặp rủi ro đối với các khoản vay này. Việc yêu cầu thành viên của QTD đi đăng ký giao dịch bảo đảm tại phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và đi chứng thực Hợp đồng thế chấp, Hợp đồng bảo lãnh và một số giấy tờ liên quan đến vay vốn tại phòng công chứng huyện Mộc châu là không cần thiết, làm như vậy nhân dân rất vất vả khi đi vay vốn, nhân dân phải đi qua 4 nơi mới đến được các tổ chức tín dụng để làm thủ tục vay vốn.
Thứ nhất : Đến chính quyền bản, tiểu khu ( xác nhận con người và tài sản vào giấy đề nghị vay vốn).
Thứ hai : Đến chính quyền cấp xã ( Căn cứ vào xác nhận của cấp bản, tiểu khu để xác nhận con người và tài sản vào giấy đề nghị vay vốn).
Thứ ba : Đến phòng công chứng số 2 ( chứng thực hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh…..)
Thứ tư : Đến phòng tài nguyên môi trường đăng ký giao dịch đảm bảo ( chứng thực đăng ký giao dịch bảo đảm hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh….)
Thành viên vay vốn tại quỹ tín dụng rất bức xúc, họ cho rằng các tổ chức tín dụng bày đặt thêm thủ tục hành chính, gây khó khăn cho nhân dân, họ phải đi đăng ký giao dịch bảo đảm và chứng thực rất xa ( xa nhất là 60 km cả đi và về), phải đi lại nhiều lần khi thiếu thủ tục, mất tiền xăng xe, chờ đợi lâu làm mất cơ hội trong sản xuất kinh doanh, tiền lệ phí phòng công chứng số 2 của tỉnh Sơn la thu theo Thông tư liên tịch Bộ tư pháp - Bộ tài chính số 91/2008/TTLT-BTP-BTC ngày 17/10/2008 là quá cao. Nhân dân không muốn đi vay các tổ chức tín dụng, họ chấp nhận đi vay nặng lãi. Chúng tối đã kiến nghị nhiều cấp nhiều nghành có thẩm quyền về vấn đề này để giúp nhân dân khỏi vất vả khi đi vay vốn không được giải quyết"
Tình trạng này không chỉ diễn ra tại huyện Mộc Châu mà còn đang diễn ra tại thành phố Sơn la và huyện Mường la. Không biết bao giờ nhân dân mới thoát khỏi cảnh đi vay vốn kiểu “hiện đại hoá” của các tổ chức tín dụng như hiện nay. Trong khi nhà nước đang thực hiện việc cải cách thủ tục hành chính “ một cửa” và có chính sách hỗ trợ lãi suất, khuyến khích người dân vay vốn, giúp nhân dân giảm bớt khó khăn trong bối cảnh suy thoái kinh tế .
Về Đầu Trang Go down
https://nongtruongcf.forumvi.com
 
Nỗi khổ của người dân khi đi vay vốn tại Mộc Châu
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» M­ưa đá rất lớn tại Nông trường Mộc Châu
» Việt Nam sẽ nâng lãi suất cơ bản lên cao nhất châu Á
» Địa chỉ tin cậy của người dân
» Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ V (2009-2011) của QTDND thị trấn Nông trường Mộc Châu
» Thư viện ảnh Quỹ tín dụng Nông trường Mộc Châu

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
QŨY TÍN DỤNG NHÂN DÂN THỊ TRẤN NÔNG TRƯỜNG MỘC CHÂU :: TRANG CHỦ :: Tin tức & sự kiện-
Chuyển đến